top of page

Interior

So với các loại hình nghệ thuật khác, thường tác động trực tiếp lên một hay hai “giác quan chủ yếu” nào đó của con người. Ví như âm nhạc tác động thẳng vảo thính giác, hội họa thì lên thị giác, điện ảnh thì vào cả thị giác và thính giác v.v.. Kiến trúc tác động lên hầu như tất cả các giác quan của con người. Vì thế, cảm nhận kiến trúc so với cảm nhận từ các nghệ thuật khác có tính tổng hợp hơn cả, nên vì thế có lẽ cũng khó nắm bắt hơn cả. Nghe một bản nhạc hay, ngắm một bức tranh đẹp v.v.. chúng ta dễ có ngay cảm nhận rồi rung động về cảm xúc hơn là khi trải nghiệm không gian kiến trúc. Nhưng khi đã cảm nhận được và có những rung động nhất định thì về cảm giác tôi thấy hình như cũng không khác so với các nghệ thuật khác. Cơ sở của điều này có lẽ là vì ở những chỗ sâu kín nhất trong cảm nhận của chúng ta hình như có những thứ giống nhau về bản chất.

Như thế, người kiến trúc sư, khi thiết kế, tất nhiên phải suy nghĩ về sự sinh hoạt của con người nhưng để vượt thoát khỏi khuôn khổ một “công trình xây dựng”, có lẽ buộc phải suy nghĩ về cả những cảm nhận từ không gian kiến trúc đó. Đặc biệt, không phải là suy nghĩ về cảm nhận của người khác mà nên chăng là cảm nhận của chính mình!? Vì anh chỉ có thể biết người ta sẽ “sinh hoạt” như thế nào trong trật tự không gian ấy. Còn cảm nhận, chỉ có thể là sẽ giống của anh ở một mức độ nào đó mà thôi. Mà cái “ở một mức độ nào đó thôi” thì có nên lấy làm “động lực” thiết kế hay không!? Có lẽ chỉ và chỉ nên lấy “động lực” từ chính anh mà thôi. Bởi tôi tin rằng “ở những chỗ sâu kín nhất”, chúng ta sẽ đều giống nhau.

 

bottom of page